6 tiêu chí lựa chọn kính mát

Kính mát hay còn gọi là kính râm, không chỉ là món phụ kiện thời trang giúp tô điểm thêm cho trang phục của bạn, mà nó còn là bảo bối giúp mắt chống lại những tác nhân như khói, bụi, ánh nắng mặt trời từ môi trường sống. Vậy nên, đừng chỉ thấy kính đẹp mà mua, hãy chú ý đến những tiêu chí mà Kính mắt Your Eyes sắp gợi ý dưới đây nhé!

1. Khả năng lọc tia UV

Nếu bạn nghĩ rằng kính râm đơn giản là chỉ khiến cho mình “mát mắt” hơn thì có lẽ bạn đã nhầm. Hầu hết các loại kính râm đạt tiêu chuẩn đều có khả năng lọc tia UV.

Với các chị em thì chỉ số chống tia cực tím UV có lẽ đã quá quen thuộc nhưng thực sự ít người kiểm chứng xem trong các loại phụ kiện, mỹ phẩm mà mình dùng có bao nhiều % chống được tia UV.

Khả năng lọc UV của kính râm phụ thuộc nhiều phải màu sắc và chất liệu của kính. Về màu sắc thì màu hổ phách và màu xám được cho là lọc tia UV tốt nhất. Ngoài ra, kính màu đồng hoặc màu nâu đỏ cũng lọc ánh sáng xanh khá tốt, tốt hơn các màu khác.

Về chất liệu của kính thì kính làm bằng polycarbonate, CR39 có khả năng lọc khoảng 50% tia UV. Khả năng lọc tia UV là một trong những tiêu chí hàng đầu khi bạn chọn mua một chiếc kính mát, bởi vậy hãy quan tâm đến chất liệu và màu sắc của kình bạn nhé!

2. Màu sắc của mắt kính

Như đã nói ở trên, màu sắc của kính là một phần quan trọng ảnh hưởng đến khả năng lọc tia UV. Ngoài ra, màu mắt kính còn góp phần ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc xung quanh.

– Các màu sắc như xám, nâu hay xanh ve là sự lựa chọn hàng đầu của các cô nàng yêu kính mát bởi những màu này ít gây ra sự khác biệt giữa màu sắc thật và màu sắc nhìn qua mắt kính. Chính vì vậy mà dù đeo lâu thì bạn vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái.

– Ngược lại, kính màu vàng, cam tuy lọc được tia lam, tia tím nhưng lại làm màu sắc cảnh vật bị xáo trộn. Nếu bạn không quen đeo những loại kính màu sắc lạ thì có thể bạn sẽ bị chóng mặt, gây nguy hiểm khi đi đường.

– Kính xanh và hổ phách là màu sắc có khả năng lọc tia UV tốt nhưng nó cũng có thể gây khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là tín hiệu đèn giao thông. Nhưng bù lại nó giúp bạn nhìn vật thể ở xa dễ dàng hơn, ngay cả dưới ánh sáng mờ.

– Kính màu xám thích hợp cho mọi hoạt động thường ngày, đồng thời vẫn đảm bảo thị lực tốt, màu sắc trung thực. Màu đỏ thích hợp với những nơi nắng gắt. Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển.

3. Khả năng chống lóa

Dưới ánh nắng mặt trời, khả năng bạn bị lóa mắt khi ở ngoài đường là rất cao. Một số loại kính râm có khả năng chống lóa cực tốt, trong khi đó, có nhiều loại kính râm lại không có khả năng này.

Về khái niệm chống lóa, bạn có thể hiểu rằng, mắt kính chống lóa là những mắt kính phân cực. Nó làm giảm chói, lóa bằng cách lọc ra ánh sáng phản chiếu khỏi vật thể. Ngoài ra, mắt chống lóa còn làm giảm sự mỏi mắt. Nếu bạn cẩn thận thì nên chọn loại mắt kính chống lóa, nó sẽ đảm bảo sự an toàn cho bạn khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường trong những ngày hè nóng nực.

4. Kiểu dáng kính râm

Ngoài tất cả những điều trên, thì một điều nữa cũng quan trọng không kém đó là kiểu dáng kính râm. Kiểu dáng kính có thể sẽ tôn lên vẻ đẹp khuôn mặt bạn nhưng cũng có thể sẽ khiến mọi người nhìn bạn như “người ngoài hành tinh” vì thực sự nó không hợp với bạn chút nào.

Để có thể chọn được kiểu dáng kính râm đẹp và phù hợp bạn đầu tiên bạn cần chú ý đến tỉ lệ khuôn mặt của bạn. Thường thì dáng kính ngược lại với dáng mặt sẽ giúp trở nên cân đối hơn. Ví dụ, nếu sở hữu khuôn mặt tròn thì bạn nên chọn kính gọng vuông, chữ nhật hay đa giác.

Ngoài ra, những chiếc kính có đường cong, dáng tròn như kính chuồn chuồn sẽ làm mềm mại hơn khuôn mặt vuông, góc cạnh.

Nếu là mặt dài bạn cần cân đối bằng chiếc kính hơi dài một chút. Kính có mắt và gọng to bản sẽ giúp che đi khuyết điểm của khuôn mặt.

Xem thêm bài viết:

6 tiêu chí lựa chọn kính mát

Kinh nghiệm chọn kính mát đi du lịch

Tại sao nên đeo kính mát vào mùa hè

5. Nguồn gốc, xuất xứ của kính râm

Có thể nói chất lượng và xuất xứ là một trong những điều vô cùng quan trọng khi bạn lựa chọn kính. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhưng vì mẫu mã đẹp, không khác nhiều so với một chiếc kính chính hãng là bao nhiều, giá cả lại rẻ nên khiến nhiều người “xiêu lòng”.

Giá cả của kính râm nhái cũng vô vàn, có loại chỉ dưới 30.000, có loại lại khoảng 60.000, đắt cũng chỉ 100.000/ chiếc. Hầu hết kính râm trên thị trường Việt Nam (khoảng 80%) là có xuất xứ từ Trung Quốc, giá cả rẻ nhưng chất lượng lại không đảm bảo.

Nếu muốn bảo vệ cho đôi mắt “vàng ngọc” của mình tốt nhất là bạn nên chọn những loại kính râm có xuất xứ an toàn, chất lượng đảm bảo.

6. Chất lượng của kính râm

Như đã nói ở trên, một số màu kính có khả năng lọc tia UV tốt hơn song khả năng đó không phụ thuộc vào màu kính đậm hay nhạt mà phụ thuộc vào chất tráng ở kính hay chất được pha trong nguyên liệu làm kính.

Thông thường, mắt kính râm có độ đồng nhất cao, trọng lượng chỉ từ 1,5 đến 3,5gram so với kính kém chất lượng, khi đeo vào mắt cho hình ảnh sắc nét, chân thật; còn kính kém chất lượng khi đeo, đặc biệt lúc hoàng hôn, thường gây loá hoặc mờ.

Bạn cũng có thể kiểm tra chất lượng của kính bằng cách cầm kính râm để lên cánh tay và nghiêng chiếc kính 1 chút, nếu không thấy bóng của kính bị bóp méo, thay đổi hình dạng, đặc biệt là ở phần gờ kính thì đó là một chiếc kính có chất lượng tốt.

Một điều quan trọng nữa mà bạn nên chú ý đó là: Kính râm thường có kí hiệu A, B, C, D dán nhãn lên kính. Nếu kính có kí hiệu A thì tương đương với loại kính màu nhạt. B hấp thụ 40% ánh sáng Mặt Trời, thích hợp để đeo những nơi có ánh nắng vừa phải. Nếu sống tại nơi nắng nhiều, bạn nên chọn kính loại C. Còn kính loại D là những cặp kính có màu sẫm nhất, sử dụng trong trường hợp mắt phài thường xuyên “đối mặt” với ánh nắng. Bạn cũng nên chọn loại mắt kính đủ che mắt ỡ mọi góc độ để bảo vệ mắt khỏi bụi và tia cực tím.

THEO DÕI YOUR EYES TRÊN MẠNG XÃ HỘI:

Facebook : youreyesstore

Instagram : kinhmat.youreyes

Tiktok:@anhbankinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

1900 9112
wiget Chat Zalo Zalo Messenger Messenger