5 điều cần lưu ý khi sử dụng kính cận

Kính cận được xem là 1 trong những “trợ thủ đắc lực” cho team cận thị, thiếu đi cặp kính đôi mắt không thể xác định rõ phương hướng. Vậy bạn đã biết khi nào cần đeo kính cận hay chưa? Gọng kính cận nào sẽ phù hợp với khuôn mặt của bạn? Hãy để Your Eyes giải đáp chi tiết thắc mắc cho bạn nhé!

1. Khi nào thì nên đeo kính cận?

Khi đôi mắt của bạn hoạt động quá công suất dẫn đến mỏi mờ dần và không thể nhìn thấy mọi vật ở khoảng cách quá xa. Thông thường tật cận thị sẽ xảy ra do quá trình bạn tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, đặc biệt đại đa số xảy ra do di truyền từ bố mẹ.

Nhìn chung, cận thị thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi đi học cho đến khoảng 20 tuổi. Có trường hợp cận thị cũng phát triển ở người lớn, do căng thẳng thị giác hoặc tình trạng sức khỏe. Cận thị cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Do đó lúc này người bị mắc tật cận thị nên đến các cơ sở chuyên khoa về mắt để khám và đeo kính cận theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

  • Mắt cận 0,25 độ: Là độ cận thị nhỏ nhất, không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống hàng ngày nên bạn không cần đeo kính.
  • Cận 0,50 độ: Khiến bạn nhìn xa mờ hơn một chút, nhưng vẫn có thể nhìn tốt mà không cần đeo kính.
  • Mắt cận 0,75 độ: Nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, nhưng không cần phải dùng thường xuyên.
  • Nếu mắt cận1,00 độ: Khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn xa, bắt buộc phải đeo kính khi làm các công việc cần quan sát như lái xe, may vá,…
  • 1,50 độ: Nên đeo kính thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày
  • Trường hợp cận 2,00 độ: Bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc.
  • Trên 3,00 độ: Là trường hợp cận nặng, nếu không sử dụng kính sẽ khiến mắt liên tục điều tiết để nhìn rõ hơn, dẫn đến tăng nhanh độ cận, nguy hiểm hơn là thoái hóa võng mạc.

2. Nếu bị Cận thị thì đeo kính gì?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại kính gọng thông thường và kính áp tròng (lens) là hai loại thấu kính phân kì chuyên dành cho người cận thị. Kính gọng được chia ra làm nhiều loại, bao gồm kính cận đổi màu, kính cận râm. Kính áp tròng cũng có 2 loại là cứng và mềm. Mỗi loại kính đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Việc lựa chọn cận thị đeo kính gì sẽ tùy thuộc vào đặc tính nghề nghiệp và thẩm mỹ cá nhân. Đối với một số cá nhân, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn và rộng hơn so với kính mắt thông thường. Nhưng lời khuyên của bác sĩ là nên đeo gọng kính cận thay vì kính áp tròng, bởi vì khi sử dụng 1 số loại kính áp tròng không đúng cách sẽ dễ làm tổn thương phần giác mạc của mắt, khiến cho tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn.

3. Lựa chọn gọng kính cận như thế nào cho phù hợp với khuôn mặt?

Không phải gọng kính cận nào cũng dễ dàng phù hợp với mọi khuôn mặt và ngược lại không phải khuôn mặt nào cũng đeo hợp tất cả các loại kính. Vì vậy để chọn lựa được 1 cặp kính phù hợp với kiểu dáng khuôn mặt là vấn đề rất nan giải đối với những bạn lần đầu đeo kính. Dưới đây Your Eyes sẽ bật mí cho bạn cách để lựa kính hợp với từng kiểu dáng khuôn mặt nhé!

Với khuôn mặt hình tròn
Chọn gọng kính có khung kính bản to, khung kính hình vuông, hình chủ nhật, kính mắt mèo hoặc kính phong cách kiểu cổ điển wingtip. Ngoài ra, khuôn mặt tròn có thể chọn khung kính hình tròn để tạo nên sự phá cách nhưng cần tránh gọng kính không có vành kính.

Kính phù hợp với khuôn mặt hình tam giác
Hãy chọn khung kính có phần phía trên rộng và vành bản to, như kiểu mắt mèo, kiểu browline hay kiểu aviator. Thậm chí để tạo nên điểm nhấn, bạn có thể chọn gọng kính hình tròn để làm nổi bật các điểm góc cạnh trên gương mặt.

Gọng kính cận hợp với khuôn mặt hình vuông
Bạn hãy ưu tiên chọn phần khung kính có chi tiết góc nhọn như loại khung kính hình bầu dục, kính hình tròn, kiểu browline hay kiểu Aviator. Đặc biệt, để tạo nên sự ấn tượng trên khuôn mặt, bạn có thể chọn kiểu kính mắt mèo hoặc kiểu kính vuông wingtip.

Tuy nhiên cũng cần hạn chế chọn những loại gọng kính có hình vuông, hình chữ nhật để tránh khuôn mặt hình vuông trở nên cồng kềnh.

Gọng kính dành cho khuôn mặt trái xoan
Đây là khuôn mặt cân đối nhất trong các hình dạng khuôn mặt khác, nên hầu như các loại gọng kính nào cũng phù hợp, và có thể chọn gọng kính nổi bật ở phần cầu kính.

Nếu muốn tạo sự ấn tượng mạnh, bạn có thể nghĩ đến việc chọn gọng kính kiểu aviator và hình tròn.

Với khuôn mặt hình trái tim
Chọn gọng kính có phần khung kính tạo độ sâu như kiểu cổ điển wingtip hình chữ D, kiểu kính mắt mèo hay kiểu aviator. Đặc biệt, bạn có thể chọn gọng kính hình tròn hoặc hình bầu dục cũng rất phá cách.

4. Người bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên hay không?
Đeo kính cận thường xuyên hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, từng lứa tuổi, đặc thù công việc, cuộc sống sinh hoạt, vv…
Ví dụ, người ở độ tuổi trung niên hoặc làm các công việc không cần phải nhìn xa (nhân viên văn phòng) thì không cần phải đeo kính cận 24/7.

Những người bị cận từ 1 đến 2 độ thì chỉ nên đeo kính khi nhìn xa, không cần đeo kính cả ngày. Nếu không sẽ khiến mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần, lâu dần mắt sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kính cận. Với những người phải làm việc nhiều, thì nên cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 phút xen kẽ mỗi 30 phút làm việc tập trung. Cần ngồi làm việc ở nơi có đủ ánh sáng và không đọc tài liệu sách vở ở nơi có điều kiện ánh sáng kém trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng tới thị lực. Người bị bị cận thị hoặc các tật khúc xạ khác cần đi khám mắt định kỳ để điều chỉnh đúng độ kính của mình.

5. Nên mua gọng kính cận và cắt mắt kính ở đâu để đảm bảo uy tín chất lượng?

Cửa hàng kính mắt Your Eyes các cơ sở ở Đà Nẵng và Quảng Trị tự hào là các cơ sở kính thuốc uy tín chất lượng hàng đầu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kính thuốc – kính thời trang, tại đây có tất cả các loại mẫu mã kính đa dạng phù hợp cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, năng động sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, tư vấn cho bạn tìm được kính mắt phù hợp nhất. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi lựa chọn dịch vụ của Kính mắt Your Eyes.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.