Cận thị là gì? Cách chữa cận thị

can-thi-la-gi

Trong thời kỳ số hóa hiện nay, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh làm cho những người bị cận thị có xu hướng tăng nhanh. Đó là do lối sống làm việc thường xuyên với máy tính, điện thoại, … và một nguyên nhân phổ biến nữa là do di truyền. Theo các chuyên gia, uớc tính thế giới có gần nửa dân số bị cận thị vào năm 2050. Vậy bạn đã biết cận thị là gì? Cách chữa cận thị và dấu hiệu chuẩn đoán để phòng ngừa bệnh chưa? Trong bài viết này cùng Kính Mắt Your Eyes tìm hiểu nhé.

Cận thị là gì?

Cận thị (myopia) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt khiến người bệnh khó nhìn vật ở xa nhưng lại nhìn rõ vật rất gần. Cận thị thường gặp ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên, nhất là từ 8 – 12 tuổi. Ở tuổi thiếu niên khi cơ thể phát triển nhanh chóng thì các tác nhân có lợi cũng như có hại theo đó mà phát triển. Đến độ tuổi 20 trở đi thì độ cận bắt đầu ít thay đổi. Khám mắt cơ bản có thể biết được cận thị. Người bệnh có thể giảm độ mờ bằng cách đeo kính cận hoặc mổ mắt.

Dấu hiệu của cận thị

Đối với người bị cận thị, họ rất khó khăn khi nhìn vật thể từ xa. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

  • Không Nhìn Rõ Vật Thể Ở Xa
  • Thường Nheo Mắt Khi Cố Gắng Quan Sát Sự Vật, Đặc Biệt Là Vật Thể Ở Xa.
  • Mỏi Mắt, Đau Nhức Mắt Khi Quá Tập Trung Quan Sát
  • Khó Quan Sát Vào Ban Đêm

Trong thời đại hiện nay, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất. Có thể là do di truyền từ bố mẹ, nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt được sử dụng thiết bị điện tử quá sớm. Dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt

Những dấu hiệu phổ biến ở trẻ cho thấy có nguy cơ bị cận thị:

  • Hay nheo mắt.
  • Không thấy vật thể ở xa.
  • Dụi mắt thường xuyên dù không có bụi.
  • Ngồi gần tivi.
  • Đưa mặt lại gần vở, sách mới đọc được chữ
can-thi-la-gi

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên cho thấy mắt bạn đang có vấn đề và không chỉ riêng về cận thị

Xem thêm bài viết:

Loạn thị là gì? Loạn thị có cần đeo kính hay không?

Nhược thị là gì? Nhược thị có chữa được không?

Viễn thị là gì? Cách điều trị viễn thị

Nguyên nhân gây cận thị

Nguyên nhân của tật cận thị là do: Mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt:

  • Thường nhất là do trục nhãn cầu dài (làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh không rơi được vào võng mạc)
  • Thay đổi cấu trúc, độ cong của nhãn cầu như trong bệnh giác mạc hình chóp, thể thủy tinh cong trong thể thủy tinh chóp trước và chóp sau.

Nguyên nhân được cho rằng dẫn đến tật cận thị là:

  • Đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, sử dụng những nơi thiếu ánh sáng, làm mắt phải luôn điều tiết.
  • Tư thế học tập, ngồi đọc ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.

Cách chữa cận thị

Tật cận thị thường không cần phẫu thuật hay can thiệp nhiều vì có nhiều phương pháp an toàn và hiệu quả để trị bệnh cận thị:

  • Đeo kính cận: đây là cách đơn giản, an toàn để cải thiện thị lực do cận thị gây ra. Đeo kính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong trường hợp này. Bạn hãy đến trung tâm nhãn khoa hoặc đến cửa hàng mắt kính Your Eyes gần nhất để được đo mắt và cắt kính cận phù hợp.
  • Kính áp tròng: là những đĩa nhựa nhỏ được đặt trực tiếp trên giác mạc. Kính áp tròng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu và cần bảo quản kỹ lưỡng. Bạn có thể lựa chọn loại kính phù hợp với tình trạng của mắt và lối sống của mình.
  • Phẫu thuật: Có thể phẫu thuật điều chỉnh như trong phẫu thuật LASIK, khi đã trên 25 tuổi, tiến triển của tật cận thị sẽ dừng lại nên có thể cân nhắc các phương pháp nhất là khi việc đeo kính có ảnh hưởng đến cuộc sống
can-thi-la-gi

Cách hạn chế tăng độ cận cho mắt

Đeo kính đúng độ

Bạn không nên đeo kính không đúng độ vì sẽ làm mắt điều tiết nhiều hơn và tăng độ. Đối với người bị cận thị, kính cận đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu. Nó giúp cải thiện thị lực tức thì. Bên cạnh đó, sử dụng kính cận đúng độ còn được xem như một phương pháp bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Để hạn chế tăng độ cận, việc đầu tiên là sử dụng kính cận đúng độ.

Massage cho mắt

Bài tập massage thư giãn cho mắt là cách hạn chế độ cận hiệu quả, nếu mắt phải điều tiết quá nhiều hãy massage cho mắt để mắt được nghỉ ngơi và hồi phục nhanh hơn. Hiện có rất nhiều bài tập massage mắt được các chuyên gia nhãn khoa đề xuất để cải thiện thị lực. Đây cũng được xem là các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả cho mắt mà bạn có thể áp dụng thực hiện hàng ngày giúp mắt khỏe hơn.

  • Chớp Mắt Liên Tục Trong Khoảng Thời Gian 2 Phút.
  • Đầu Ở Tư Thế Bình Thường, Giữ Nguyên Đầu Rồi Nhìn Từ Trái Sang Phải 10 Lần. Lặp Lại Bài Tập Này 2-3 Lần Mỗi Ngày Để Có Hiệu Quả Tốt.
  • Bài Tập Chuyển Động Nhãn Cầu Theo Chiều Dọc Khi Nhắm Mắt. Bạn Thực Hiện Chuyển Động Nhãn Cầu Lên Xuống Khoảng 10 Lần Mỗi Nhịp.
  • Bài Tập Xoay Mắt Vòng Tròn Theo Chiều Kim Đồng Hồ Và Ngược Lại. Lưu Ý Khi Thực Hiện Giữ Nguyên Đầu Và Nhắm Mắt.
  • Nhắm Mắt Thư Giãn Từ 3-5 Phút Sau Mỗi Lần Căng Thẳng, Mỏi Mắt, Khô Mắt.

Thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt

Để mắt được nghỉ ngơi sau khi làm việc, học tập. Nơi làm việc phải đảm bảo ánh sáng, ngồi đúng tư thế và duy trì khoảng cách an toàn với màn hình thiết bị điện tử. Rời xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Không thức khuya sử dụng các thiết bị điện tử

Khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ sẽ giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng của mắt. Hỗ trợ việc kiểm soát các tật khúc xạ về mắt và can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Bệnh về mắt (đọc các bài viết liên quan tại đây)

can-thi-la-gi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

1900 9112
wiget Chat Zalo Zalo Messenger Messenger