Đau mắt đỏ là một tình trạng bệnh rất phổ biến ở mắt. Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy đau mắt đỏ là gì? Cách điều trị đau mắt đỏ như thế nào? Bài viết dưới đây Kính Mắt Your Eyes giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ cách mọi người hay gọi để chỉ tình trạng viêm kết mạc (hay viêm kết mạc). Mô lót bề mặt mắt phủ lên bị viêm đỏ. Có thể xuất hiện ở một mắt hoặc cả 2 bên. Đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở mọi đối tượng(trẻ em, người lớn, người cao tuổi). Tình trạng đau mắt đỏ xảy ra quanh năm, dễ thành dịch nhất ở thời gian hè sang thu.
Tuy đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân đau mắt đỏ là gì?
-Do vi khuẩn: thường là do vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus Influenzae, … các dấu hiệu thường thấy như: chảy nước mắt, ngứa, dính 2 mi mắt vào buổi sáng lúc thức dậy. Nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, tổn thương thị lực vĩnh viễn, … Có thể lây lan nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh do tiếp xúc với dịch tiết nước mắt.
-Do dị ứng: nếu là do dị ứng thì rất khó để xác định được nguyên nhân. Có thể mắt bạn dị ứng với lông vật nuôi, thuốc, phấn hóa, bụi,…. Các triệu chứng như: ngứa và chảy nước mắt ở cả 2 mắt, có thể kèm theo viêm mũi dị ứng. Đau mắt đỏ do dị ứng thì không lây lan.
-Do virus: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đau mắt đỏ, có các dấu hiệu như: chảy nước mắt, ngứa mắt, mi sưng, cộm, giảm thị lực, …
Xem thêm bài viết:
Chắp mắt là gì? Chắp mắt có tự khỏi được không?
Kính mắt không độ là gì? Không bị cận có nên đeo kính không?
Cách điều trị đau mắt đỏ hiệu quả
Điều trị toàn diện
- Bổ sung các loại trái cây tốt cho mắt như: cam, bưởi, chanh,…
- Ăn đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh ăn uống quá kiêng vì sẽ làm cơ thể suy nhược
- Đau mắt đỏ có thể lây lan nên sử dụng khẩu trang y tế và đeo kính khi ra ngoài
- Tránh xa màn hình thiết bị điện tử
- Trang bị kính mắt, kính chắn gió, bụi, … để bảo vệ mắt an toàn
- Hạn chế lấy tay đưa lên mắt
- Dùng gạc ấm hoặc khăn sạch nếu muốn vệ sinh mắt
Điều trị tại vị trí đau
- Sử dụng thuốc đúng với đơn được kê của bác sĩ
- Đến khám mắt thường xuyên để theo dõi bệnh tình
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách
Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm có tính nóng như: thịt dê, ớt, tỏi,…
Thực phẩm có mùi tanh: cá, tôm, cua, ốc,…
Thức uống chứa chất kích thích: rựu bia, cafe,…
Các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ
Để có thể ngăn ngừa được bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý sau:
– Vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Dùng nước muối sinh lý 0.9% vệ sinh mắt
– Đồ dùng cá nhân không nên dùng chung, đặc biệt là khăn mặt, khăn lau
– Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,… dây vào mắt
– Đeo kính mắt khi ra đường.
– Chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể để tăng hệ miễn dịch
– Khi vào mùa dịch nên hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
– Luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
– Người trong gia đình có người bị đau mắt đỏ thì cần cách ly hợp lý để tránh lây lan